KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON AN ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2017– 2022

Thứ tư - 01/11/2023 12:36

KẾ HOẠCH
 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON AN ĐIỀN
GIAI ĐOẠN 2017– 2022

Trường Mẫu giáo An Điền được thành lập năm 2001, đến tháng 8 năm 2016 trường được xây dựng mới và đổi tên thành trường Mầm non An Điền. Trong 15 năm qua trường luôn phấn đấu không ngừng vượt mọi khó khăn từng bước đi lên và ngày càng trưởng thành. Trường mầm non được xây dựng mới khang trang, trang thiết bị được trang cấp tương đối đầy đủ cho công tác giảng dạy nên cũng có rất nhiều thuận lợi. Qua nhiều năm tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nổ lực hết mình để có được một số kết quả khá khả quan. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, trường đã giữ vững, đang phấn đấu và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và trẻ. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2016-2020, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng nhà trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Trường Mầm non An Điền quyết tâm xây dựng một ngôi trường luôn ổn định về số lượng, đảm báo về chất lượng và có uy tín cao.

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG.
1. Tình hình nhà trường.
1.1 Môi trường bên trong.
1.1.1 Điểm mạnh.
 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 51 trong đó: BGH: 3, GV: 22, nhân viên: 26  (01 kế toán, 01 YT, 01 NVPV, 02 bảo vệ, 11 CD, 10 BM)
Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên: 100% đạt chuẩn, trong đó có 16/25 trên chuẩn đạt 64% (10 đại học, 06 cao đẳng).
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Tổng số học sinh năm học 2017-2018: 548 trẻ/15 nhóm lớp
- Nhà trẻ:  29 trẻ/1 nhóm
- Mẫu giáo:   519 trẻ/15lớp
          . Khối Mầm: 115 trẻ/4 lớp
         
. Khối Chồi: 153trẻ/4 lớp
          . Khối Lá:  251 trẻ/6 lớp
* Cơ sở vật chất:
- Phòng học: 20 phòng.
- Phòng y tế : 01
- Phòng Hiệu trưởng: 01
-Phòng Phó hiệu trưởng: 03
- Phòng hành chính quản trị: 01
-Phòng văn phòng: 01
- Phòng thể chất: 01
- Phòng âm nhạc: 01
- Phòng Hội trường: 01
- Phòng nghỉ của nhân viên: 01
- Bếp ăn: 01
- Phòng máy giặt: 01
          - Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi  được trang bị đầy đủ phục vụ cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Thành tích chính: Đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy. Năm học 2016- 2017 Trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
1.1.2. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên.
           - Đội ngũ giáo viên: Một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo dục trẻ, trình độ chuyên môn hạn chế ở từng lĩnh vực, ý thức tự học chưa cao.
1,2. Môi trường bên ngoài.
1.2.1. Thời cơ.
Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập tể cán bộ giáo viên, nhân viên, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phần đông còn trẻ, đạt trình độ chuẩn 100%, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
1.2.2. Thách thức:
- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
-Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
2. Các vấn đề chiến lược.
* Xác định các vấn đề ưu tiên
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tăng cường công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất.
- Thực hiện tốt công tác Xã hội hoá giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

IIĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC.
1. Tầm nhìn
Một ngôi trường thân thiện, uy tín, chất lượng. Nơi phụ huynh, học sinh tin cậy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. Ổn định về chất lượng.
2. Sứ mệnh
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm có chất lượng để mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển toàn diện.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
- Tình đoàn kết - Lòng nhân ái - Sự hợp tác - Tinh thần trách nhiệm - Tính trung thực.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
1.Mục tiêu chung.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu cụ thể.
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 60%.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính.
- 100% cán bộ quản lý đạt trình độ trên chuẩn.
- 100%  giáo viên đạt trình độ chuẩn, 60% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
2.2. Học sinh - Qui mô:
- Năm học 2017-2018: Tổng số nhóm,lớp: 15 , tổng số học sinh: 548 trẻ
- Năm học 2018-2019: Tổng số nhóm,lớp: 16 , tổng số học sinh: 600 trẻ
- Năm học 2019-2020: Tổng số nhóm,lớp: 17 , tổng số học sinh: 640 trẻ
- Năm học 2020-2021: Tổng số nhóm,lớp: 18 , tổng số học sinh: 680 trẻ
- Năm học 2021-2022: Tổng số nhóm,lớp: 20 , tổng số học sinh: 780 trẻ
- Chất lượng học tập:
+ Đảm bảo tỷ lệ chuyên cần 90%, bé ngoan 85%. Đặc biệt là học sinh 5 tuổi chuyên cần đạt từ 95 % trở lên.
- Kỹ năng sống:
+ Trẻ được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, mạnh dạn giao tiếp, ứng xử đúng mực, tích cực tham gia các hoạt động.
2.3. Cơ sở vật chất:
 Xây dựng vườn hoa, khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “Xanh - sạch - đẹp – an toàn – thân thiện”.
Trang bị một số đồ chơi ngoài trời và kệ góc thiên nhiện.


3. Phương châm hành động: “ Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trẻ.
Mục tiêu của giáo dục mầm non  là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005). Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Tiếp tục triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Xây dựng trang Web, thư viện điện tử, phần mềm Pmis, Emis, Misa… của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc. Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính
- Ngân sách Nhà nước.
- Ngoài ngân sách “Từ công tác xã hội hoá, phụ huynh học sinh…”
+ Nguồn lực vật chất
- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình khác.
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
- Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh.
6. Xây dựng thương hiệu.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của phụ huynh và xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, trẻ và phụ huynh học sinh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2017 – 2018
          Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2018 - 2019:
Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung; Đăng ký kiểm định chất lượng (Đánh giá ngoài). 
- Giai đoạn 3: Từ năm 2021 – 2022: Đăng ký Trường đạt chuẩn mức độ 2.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.
Thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017 – 2022, trường Mầm non An Điền có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2017 – 2022 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho trẻ, cho phụ huynh, nhân dân và Cấp ủy, Chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2017 – 2022 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng

tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.
          Nhà trường kính đề nghị Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập đầy đủ về thời gian, nội dung. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng.
Trên đây là kế hoạch chiến lược giai đoạn 2017-2022 của trường Mầm non An Điền. Đề nghị các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường thực hiện có hiệu quả./.

Nơi nhận:                                                                   HIỆU TRƯỞNG
-Phòng GDĐT;
-Lưu VT.




PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
 

Tác giả: Mầm non An Điền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

2819/QĐ-UBND

Ngày ban hành: 30/09/2024. Trích yếu: Quyết định công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc hệ giáo dục quốc dân và cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Ngày ban hành : 15/10/2024

354/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 26/09/2024. Trích yếu: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Ngày ban hành : 26/09/2024

83/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 24/05/2024. Trích yếu: Tổ chức các hoạt động hè cho học sinh năm 2024

Ngày ban hành : 24/05/2024

360/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: Thông báo về việc treo Quốc kỳ và nghỉ lễ kỉ niệm 49 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền năm - thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và Quốc tế lao động 01/5

Ngày ban hành : 24/05/2024

56/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 16/05/2024. Trích yếu: Tổ chức phong trào trồng cây xanh trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Ngày ban hành : 16/05/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay183
  • Tháng hiện tại10,832
  • Tổng lượt truy cập592,552
Thực đơn
Bữa sáng:

nuôi

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây