Kế hoạch năm học 2019 - 2020



  PHÒNG GD-ĐT TX BẾN CÁT  CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON AN ĐIỀN                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        Số:      /KH-MNAĐ                                            An Điền, ngày      tháng 9 năm 2019

Kế Hoạch Thực Hiện Nhiệm Vụ
Năm học: 2019– 2020


Thực hiện Công văn số 312/ PGDĐT-GDMN ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2019-2020
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường Mầm non An Điền xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 như sau :

       * Đặc điểm tình hình :
- Tổng số nhóm, lớp  :  15.
Trong đó :
        Nhà trẻ : 01 nhóm.
      Mầm     : 04 lớp.
      Chồi  : 04 lớp.
                Lá  : 06 lớp.
- Tổng số học sinh :  646   Nữ    :  300
        Nhà trẻ :    35         Nữ    :  19
           Mầm  :   125        Nữ    :  60
                        Chồi   :   190  Nữ :  88
                        Lá     :   296        Nữ :  133
- Tổng số CB.GV.NV:  49 (BGH: 02, GV: 28, CD: 10, BM: 04, KT: 01, Thủ quỹ + Y tế: 01, BV: 02, NVPV: 01)
  Trong đó:
. BGH: 02 ĐHMN
. GV: 28, Trong đó: ĐHMN: 07; CĐMN: 06, TCMN: 15                                                                                                                                                     
. KT: 01- ĐH kế toán
. Y tế+ thủ quỹ: 01 Điều dưỡng.
.  CD: 07 CN BDNV nấu ăn.
I. NHIỆM VỤ CHUNG.
1. Tiếp tục rà soát, sắp xếp phát triển trường lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ và nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ, đặc biệt là tại các khu vực có khu công nghiệp, khu đông dân cư; duy trì ổn định tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường.
2. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Quan tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em con công nhân tại khu công nghiệp, trẻ em khuyết tật học hòa nhập, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDMN; tăng cường năng lực quản trị nhà trường, đổi mới cơ chế quản lý GDMN gắn với thực hiện tốt dân chủ trong hoạt độngcủa các cơ sở GDMN.
4. Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực đội ngũ; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, tích cực hỗ trợ chuyên môn đối với các cơ sở nhóm trẻ/lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025” của thị xã Bến Cát theo Kế hoạch số 3214/KH-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai thực hiện Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025” và Quyết định phê duyệt Đề án số 1677/QĐ-TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Tăng cương công tác truyền thông về GDMN; đẩy mạnh công tác phối hợp nhà trường – gia đình – cộng đồng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.
1. Thực hiện hiệu quả chương trình hành động và các phong trào thi đua. 
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục triển khai tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong GDMN.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/4/2014 của tỉnh ủy Bình Dương, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 44/NQ-CP về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo.
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2018 – 2025”.
- Triển khai thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “ xây dựng trường học an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp” trong đơn vị
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong đơn vị, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với thông điệp của trường là “ Hãy nói những lời yêu thương với trẻ ” và cụ thể hóa các hoạt động để triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức của giáo viên mầm non trong giao tiếp, ứng xử với trẻ: Tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ; luôn luôn ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên xây dựng môi trường “An toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp”.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục.
* Yêu cầu:
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp về GDMN.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách đầy đủ, tinh gọn, khoa học.
- Tập trung quản lý chỉ đạo chuyên môn, quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong đơn vị. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN đảm bảo nghiêm túc, thực chất, hiệu quả nhằm phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện tốt 3 công khai.
* Giải pháp:
-  Triển khai, hướng dẫn CB.GV.NV thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản của ngành.
- Nâng cao vai trò quản lý chỉ đạo, điều hành tập thể sư phạm nhà trường, tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ toàn diện tiến độ thực hiện các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch và theo Điều lệ trường mầm non. 
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch trong đơn vị.
- Tăng cường tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp quản lý phát triển GDMN ngoài công lập theo đúng quy định tại Điều lệ trường mầm non và Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ GDĐT ban hành.  Phối hợp tốt với chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra chặt chẽ các nhóm trẻ-lớp MG độc lập đảm bảo an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính, ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. 
* Chỉ tiêu:
Tuần 1: Họp chuyên môn
Tuần 2: Họp Công đoàn+ Đoàn TN.
Tuần 3: Họp chuyên môn.
Tuần 4: Họp Hội đồng.
Thứ hai đầu tuần họp giao ban BGH.
- Thứ năm của tuần 4 họp Ban liên tịch
- Kiểm tra môi trường nhóm lớp: 100% các lớp.
- Kiểm tra toàn diện:  60% trở lên 

3. Sắp xếp, phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất giải quyết vấn đề trường lớp tại các khu cụm công nghiệp phát triển, khu đông dân cư.
Yêu cầu:
- Duy trì và phát triển số lượng nhóm, lớp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế của đơn vị.
- Tiếp tục hướng dẫn các cơ sở GDMN ngoài công lập theo hướng bền vững, duy trì huy động trẻ ra lớp và tỷ lệ huy động trẻ MG 5 tuổi theo quy định đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi trên địa bàn.
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…theo quy định của Điều lệ trường mầm non và tiêu chuẩn PCGDMNTNT.
Giải pháp:
- Phối hợp tốt với UBND xã tăng cường kiểm tra, rà soát, hướng dẫn các cơ sở GDMN ngoài công lập phát triển bền vững hơn, đồng thời có biện pháp giải quyết dứt điểm các điểm giữ trẻ có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
- Tăng cường rà soát, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trường lớp, bố trí, sắp xếp tạo sân chơi, đồ chơi ngoài trời, trồng hoa cây kiểng luôn đảm bảo môi trường “An toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp”.
- Tăng cường huy động trẻ ra lớp, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định đạt chuẩn PCGDMNTNT.
Chỉ tiêu:
Phấn đấu tỷ lệ huy động:
- Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường đạt 26% trở lên.
- Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường đạt 98% trở lên.
- Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%.

4. Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi.
* Yêu cầu:
Tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi bền vững, phối hợp tốt với địa phương tư vấn, hướng dẫn các trường mầm non ngoài công lập duy trì trường lớp, huy động trẻ MG 5 tuổi ra lớp  trên địa bàn để đảm bảo phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi bền vững.
* Giải pháp:
-  Trang bị đầy đủ  thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi theo thông tư 01 để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập GDMNTNT.
- Ưu tiên trẻ mẫu giáo 5 tuổi đều được đến trường, tích cực nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
- Phối hợp với Ban chỉ đạo PCGDMNTNT thực hiện tốt công tác điều tra, thu thập thông tin, cập nhật số liệu, đảm bảo kịp thời, thực hiện hồ sơ nguyên tắc đầy đủ, chính xác, đúng quy định.
* Chỉ tiêu:
- 100% nhóm, lớp được trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 01.
- 100% trẻ MG 5 tuổi ưu tiên ra lớp.
5. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.1. Đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ.
* Yêu cầu:
- Duy trì và thực hiện nghiêm túc  công tác “ Chăm sóc sức khỏe, xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ”, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong đơn vị.
- Nghiêm túc thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bô GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ GDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN; Công văn số 138/PGDĐT-GDMN ngày 05/5/2017 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN; Công văn 314/PGDĐT-GDMN ngày 08/9/2016 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn toàn diện cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
* Giải pháp:
- Đầu năm học, nhà trường thành lập “ Ban chăm sóc sức khỏe, xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ” và tổ chức hoạt động hiệu quả. 
- Thường xuyên quán triệt, tuyên truyền đối với đội ngũ cán bộ-giáo viên-nhân viên và cha mẹ của trẻ luôn nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ. Tăng cường kiểm tra đánh giá môi trường vật chất, môi trường tinh thần giáo dục phòng chống bạo lực học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong đơn vị;  kịp thời phát hiện, có biện pháp khắc phục triệt để những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn trong thời gian trẻ tham gia sinh hoạt tại nhóm, lớp; và cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, luôn quan sát trẻ mọi nơi, mọi lúc, không làm việc riêng, không bỏ nhóm lớp.
* Chỉ tiêu :
100% nhóm, lớp đảm bào an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần.
5.2. Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
* Yêu cầu:
- Củng cố, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe và tổ tự quản, xây dựng kế hoạch hoạt động triển khai thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm kịp thời. 
- Nghiêm túc thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm đúng quy định, công khai chế độ ăn, định mức tiền ăn hàng ngày của trẻ kịp thời, rõ ràng, chính xác. Xây dựng thực đơn đa dạng phong phú, đảm bảo bữa ăn, khẩu phần ăn phối hợp cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, dầu thực vật và mỡ động vật và lựa chọn các loại thực phẩm chế biến từ sữa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nôi dung của Chương trình GDMN.
* Giải pháp:
- Thường xuyên phối hợp y tế thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch, đặc biệt là phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng.
- Phối hợp với y tế tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ theo quy định. Đảm bảo 100% trẻ được cân-đo và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới, tăng cường các biện pháp chỉ đạo, quản lý chặt chẽ  giáo viên, nhân viên y tế đảm bảo đúng thao tác kỹ thuật cân đo, cập nhật số liệu chính xác kịp thời đúng quy định.
- Tăng cường tích hợp giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng thể gầy còm so với đầu năm học và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
- Tăng cường dự giờ cấp dưỡng chế biến món ăn, dự giờ ăn trên lớp...
* Chỉ tiêu :
- 100% trẻ được khám sức khỏe và theo dõi phát triển thể lực, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng đầy đủ, chính xác.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 5%, giảm tỷ lệ trẻ thừa cân; béo phì  dưới 10%, đảm bảo có ít nhất 80% trẻ phát triển bình thường.
5.3. Đổi mới hoạt dộng chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non.
* Yêu cầu:
- Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN đạt hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nề nếp chế độ sinh hoạt hàng ngày theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, nội dung trọng tâm xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ theo quy định Chương trình GDMN, xây dựng-triển khai các mô hình phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Tiếp tục củng cố và phát huy hiệu quả chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ”, tăng cường nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ theo hướng lồng ghép, tích hợp; khai thác, sử dụng hiệu quả phòng thể chất, sân chơi, đồ chơi ngoài trời. Tổ chức các hoạt động thể dục sáng, thể dục giờ học trong Chương trình, chú trọng rèn luyện tư thế vận động cho trẻ, tăng cường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, tắm nắng, kết hợp chế độ dinh dưỡng phát triển tầm vóc cho trẻ.
- Thực hiện công bằng và đảm bảo Quyền trẻ em trong GDMN, thực hiện đầy đủ các chính sách đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập.
* Giải pháp:
- Thường xuyên kiểm tra các nhóm-lớp thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày theo quy định.
- Tăng cường đa dạng các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ tạo cơ hội cho trẻ tích cực thực hành, khám phá, trải nghiệm, sáng tạo trong môi trường giáo dục bên trong, bên ngoài nhóm-lớp. Chú trọng giáo dục hình thành và phát triển hành vi, thói quen tốt cho trẻ, giáo dục kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi nơi mọi lúc, phát triển kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là tính mạnh dạn, tự tin ở trẻ.
- Tích cực xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ ”, tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng phát triển vận động cho trẻ tới phụ huynh và cộng đồng. Đẩy mạnh việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, lồng ghép nội dung phát triển vận động vào hoạt động ngoài trời, hoạt động học và các hoạt động khác…Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị-đồ dùng đồ chơi, tập trung bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
- Nâng cao chất lượng góc tuyên truyền của các nhóm- lớp, đảm bảo về nội dung và hình thức, phù hợp với chủ đề tuyên truyền. 
- Đẩy mạnh hình thức học tập trao đổi kinh nghiệm qua sinh hoạt tổ khối, trong trường… 
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá quá trình chăm sóc giáo dục trẻ (cô và trẻ).
- Chọn Lớp Chồi 1, Lá 2 thực hiện điểm nội dung trọng tâm về xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển trẻ.
- Đảm bảo đầy đủ các chính sách đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập.
* Chỉ tiêu:
- Tỉ lệ chuyên cần đạt 90%, riêng MG 5 tuổi đạt 92%.
- Tỉ lệ Bé ngoan đạt 85% , MG 5 tuổi đạt 90%.
- 100% nhóm- lớp có góc tuyên truyền phong phú về nội dung và hình thức.
- 100% nhóm lớp thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
5.4. Kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Tích cực duy trì củng cố trường chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo quy định.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2019 của Bộ GDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
* Yêu cầu:
- Thực hiện nghiêm túc Nghị định 80/2017/NĐ ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo, tăng cường tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích cực học tập nâng cao trình độ đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu Chương trình GDMN và nhiệm vụ PCGDMNTNT.
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đa dạng về hình thức sinh hoạt theo nhóm-lớp, tổ-khối. Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; phát triển năng lực từng cá nhân, khuyến khích khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. 
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định của TW và của tỉnh đối với CBQL, giáo viên, nhân viên.
* Giải pháp:
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL và giáo viên về quan điểm đổi mới công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình GDMN theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường các hoạt động trải nghiệm ở trẻ.
- Thường xuyên tạo điều kiện giáo viên tích cực tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống, không vi phạm đạo đức nhà giáo, chú trọng tự học nâng cao trình độ, vững về kiến thức chuyên môn, giỏi về kỹ năng nghiệp vụ.
- Tăng cường xây dựng bầu không khí thân thiện trong nhà trường, chú trọng mối quan hệ đoàn kết nội bộ, quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa CBQL với GV và nhân viên, giữa GV với phụ huynh và với trẻ…
- Phân công đội ngũ GV phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của từng người.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định của TW và của tỉnh cho đội ngũ nhà trường, chủ động chăm lo thiết thực về đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên của trường.
* Chỉ tiêu:
- 100% GV Không vi phạm đạo đức nhà giáo. 
- 28/28 GV đạt chuẩn về nghề nghiệp GVMN theo quy định
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định của TW và của tỉnh cho đội ngũ CB-GV-NV.
7. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa GDMN.
Tham mưu với chính quyền địa phương giúp đỡ các nhóm trẻ đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cho trẻ được đến nhóm, lớp. 
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể và cha mẹ trẻ hỗ trợ cho trường lớp như hỗ trợ cây kiểng góc thiên nhiên ở các lớp…vận động phụ huynh hỗ trợ mái che phủ mát khu vực trẻ chơi. Trường phối hợp với Chữ thập đỏ xã xin hỗ trợ tập cuối năm cho trẻ. Phát huy hiệu quả hoạt động của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trong công tác xã hội hóa giáo dục GDMN.
8. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin.
Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; đảm bảo lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách chuyên môn tinh gọn, hiệu quả.
- Cập nhật kịp thời, chính xác dữ liệu về trẻ, đội ngũ CBQL, GV và dữ liệu PCGDMNTNT.
9. Đẩy mạnh công tác truyền thông về GDMN
- Tiếp tục phối hợp tốt với các ban ngành chức năng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
- Tăng cường công tác phổ biến và triển khai hướng dẫn CB.GV.NV thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; đẩy mạnh phổ biến, tư vấn, hướng dẫn, cập nhật kiến thức mới nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ, cộng đồng bằng nhiều hình thức thiết thực và hiệu quả.
- Tiếp tục thực hiện công khai chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
- Nâng cao chất lượng góc tuyên truyền ở nhóm/ lớp, đảm bảo phong phú về nội dung và hình thức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.


Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 của Trường Mầm non An Điền, toàn thể CB.GV.NV phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.

Nơi nhận:                                                             HIỆU TRƯỞNG
- PGD Bến Cát;
- 15 lớp;
- Lưu VT.

                 
                                                                                               
                                                                                                 Phan Thị Ngọc Giàu

219/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch phổ biến. giáo dục pháp luật năm 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát

Ngày ban hành : 11/03/2024

190/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Ngày ban hành : 04/03/2024

189/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch Triển khai công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát

Ngày ban hành : 04/03/2024

186/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 8 Khoá XIII"

Ngày ban hành : 04/03/2024

955/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/12/2023. Trích yếu: Kế hoạch Tổ chức Hội trại truyền thống học sinh thị xã Bến Cát Lần thứ VIII, năm học 2023-2024

Ngày ban hành : 29/12/2023

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website của trường thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay324
  • Tháng hiện tại8,238
  • Tổng lượt truy cập416,340
Thực đơn
Bữa sáng:

phở bò viên

Bữa trưa:

thịt bò

Bữa xế:

Bữa chiều:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây